Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 5-8/10/2023

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Mặt trời, mặt trăng và các vì sao trên bầu trời đã được Vị Thiên Chúa Hóa Công dựng nên trong ngày tạo dựng Thứ 4:

"Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối" (STK 1:17-18).

Thế nhưng, tự bản chất là tạo vật hữu hình và hữu hạn của mình, cuối cùng các hành tinh này, dù có tồn tại đến đâu chăng nữa, cuối cùng cũng không thể nào vĩnh cửu.

Nếu hành tinh của con người là con tim, là bộ não của vũ trụ này bị tàn phá thì quả là tất cả không gian vũ trụ bao la như vô tận này cũng theo nó mà bị hủy diệt thôi... 

"Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi." (Mt. 24:7)

"Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi" (Mt 24:11-12)!

Phải chăng chính vì thế, trong đoạn Chúa Giêsu nói về ngày cùng tháng tận của Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24 câu 29, mới xẩy ra hiện tượng bất khả tránh này:

"ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển". 

Chúng ta không biết được bao giờ mới xẩy ra sự kiện hay tình trạng tận thế của không trung bao la hầu như vô cùng bất tận này?

Thế nhưng, về mặt luân lý và đạo lý, chúng ta đang thấy: "mặt trời" là Chúa Kitô đã bắt đầu "ra tối tăm" bởi chủ nghĩa duy nhân bản vô thần, duy vật, hiện sinh và hưởng thụ hơn bao giờ hết,

"mặt trăng" là Giáo Hội "không còn chiếu sáng" bởi chủ nghĩa dân chủ cực đoan, theo chiều hướng của Con đường Công Nghị được Giáo Hội ở Đức quốc thực hiện (2020-2023),

và "các ngôi sao" là Kitô hữu nói chung và hàng giáo sĩ nói riêng "từ trời sa xuốngbởi gương mù gương xấu của họ, thành phần đáng lẽ phải "là ánh sáng thế gian" (Mt. 5:14).

Bởi thế, Kitô hữu càng phải "đứng thẳng và ngước đầu lên" (Lc 21:28), nghĩa là "tỉnh thức và cầu nguyện hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người." (Lc 21:36), và tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thể trong thời khoảng 4 ngày qua ở những đường links sau đây:

GIÁO HỘI

HIỆN THẾ

Người Israel sốc khi lính Hamas tràn vào lãnh thổ

Ngày đẫm máu khi Hamas tấn công Israel

Hamas tấn công Israel ở cấp độ mới và chỉ mới là khúc dạo đầuIsrael tấn công Lebanon, tình hình Trung Đông thêm nóngMỹ thúc đẩy quan hệ Saudi Arabia - Israel làm châm ngòi cuộc tấn công của Hamas?Xung đột Israel - Hamas: Số người chết lên đến gần 500, Hội đồng Bảo an họp khẩnHamas là ai, vì sao tấn công Israel?Hamas tuyên bố sẽ đánh sang cả Bờ Tây và Jerusalem

Trung Quốc, Nga lên tiếng về chiến sự Israel - Hamas

Giáo hoàng cầu nguyện cho hòa bình ở Israel và Palestine

Giáo hoàng Francis cầu nguyện cho hòa bình ở Israel và Palestine, đồng thời kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực tại khu vực.

"Tôi theo dõi những gì đang xảy ra ở Israel với tâm trạng đầy lo lắng và đau buồn", Giáo hoàng ngày 8/10 nói trước các tín đồ tại Quảng trường St. Peter ở Vatican. "Tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết với thân nhân của các nạn nhân và cầu nguyện cho tất cả những ai đang phải trải qua giờ phút kinh hoàng, đau khổ".

Giáo hoàng Francis tổ chức buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường St.Peter ở Vatican ngày 20/9. Ảnh: Reuters

"Xin hãy chấm dứt các cuộc tấn công và từ bỏ vũ khí, bởi khủng bố và chiến tranh không thể mang lại giải pháp mà chỉ gây ra chết chóc và đau thương cho những sinh mạng vô tội. Chiến tranh là thất bại, mọi cuộc chiến đều là thất bại. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Israel và Palestine", Giáo hoàng Francis cho biết thêm.

Nhiều nước cũng đã lên tiếng chỉ trích chiến dịch của Hamas nhằm vào Israel, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gọi cuộc tấn công là "hành động khủng bố kinh hoàng" và Israel có quyền tự vệ trước những hành động khủng khiếp này.

Tổng thống Joe Biden cho biết đã điện đàm và nói rõ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Mỹ "sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho chính phủ và người dân Israel".

Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi đôi bên "lập tức ngừng bắn, chấm dứt bạo lực và thể hiện kiềm chế". Moskva đồng thời xác nhận đang liên lạc với mọi bên liên quan gồm Israel, lực lượng Palestine và các nước Arab.

Lực lượng Hamas của Palestine ngày 7/10 phóng hàng nghìn quả rocket và tiến hành cuộc đột kích hiệp đồng bằng đường bộ, dù lượn trên không, đường biển vào Israel. Cuộc tấn công đã khiến ít nhất 300 người thiệt mạng, hơn 1.500 người bị thương.

Hamas nhấn mạnh chiến dịch bắt nguồn từ "những cuộc tấn công ngày càng leo thang" của Tel Aviv nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây, Jerusalem và trong các nhà tù Israel.

Chính phủ Israel cùng ngày tuyên bố tình trạng chiến tranh, ra lệnh cho không quân triển khai hàng chục chiến đấu cơ tấn công các mục tiêu ở Dải Gaza, khiến hơn 230 người thiệt mạng và 1.700 người bị thương. Hội đồng An ninh Israel đã phê chuẩn quyết định "hủy diệt Hamas".

Hội đồng cũng quyết định ngừng cung cấp điện, nhiên liệu và hàng hóa tới Dải Gaza. Thủ tướng Netanyahu cho hay lực lượng an ninh Israel đã "tiêu diệt phần lớn kẻ thù xâm nhập lãnh thổ" và chiến dịch đáp trả giờ đây sẽ chuyển sang giai đoạn tấn công.